Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Video hướng dẫn sửa lỗi SC 300 máy Photocopy Ricoh các dòng Aficio, MP

Lỗi SC 300 máy Photocopy Ricoh

       Lỗi SC 300 của máy photocopy Ricoh Aficio nguyên nhân chủ yếu xảy ra là do thanh cao áp. Để xem xét thanh cao áp có hỏng hay không để thay thế, trước hết các bạn nên kiểm tra và làm sạch lại thanh cao áp. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này thực sự hiệu quả và đã khắc phục được lỗi SC300.
Các bạn có thể làm theo video hướng dẫn dưới đây để vệ sinh lại thanh cao áp.



(Xem thêm: Video hướng dẫn cài driver in máy Photocopy Ricoh)

Nếu không thể khắc phục được, các bạn có thể liên hệ Công ty Phú Sơn để được tư vấn và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Chúc các bạn thành công và sử dụng tốt máy Photocopy !

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV PHÚ SƠN
Add: 26B Phạm Văn Đồng - Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 04.6655.9494 - Hotline: 096.8888.098
Website: 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Neuro Marketing - Xu hướng tiếp thị mới trong năm 2015

Neuro Marketing tận dụng triệt để “điểm mù” trong hệ ý thức của khách hàng, phát triển chúng trở thành hiện tượng nhận thức một cách dần dần và dẫn mọi người đi theo một quyết định cuối cùng tương tự nhau.

Ví dụ: Nếu thả một con ếch vào nồi nước sôi, nó sẽ lập tức nhảy ra ngoài. Nhưng nếu cho con ếch vào nồi nước lạnh rồi đun sôi, con ếch sẽ chết trước khi kịp nhảy ra ngoài. Neuro Marketing (tiếp thị thần kinh học) được xem là một xu hướng tiếp thị mới được dự báo sẽ trở thành điểm nóng trong năm 2015
Sau đây là những chiến lược neuro-marketing hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều thay đổi trên thị trường trong tương lai:
tiep thi than kinh hoc
1. Cho tôi một lý do
Nghiên cứu kinh điển “máy photocopy” của tiến sĩ Ellen Langer thuộc Đại học Harvard chứng minh uy lực của việc giải thích. Bối cảnh là một sinh viên cố gắng cắt ngang một hàng người đang chờ sử dụng máy photocopy. Trong trường hợp 1, cô nói: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photocopy được chứ?”; 60% số người đồng ý cho cô chen hàng.
Trường hợp 2, cô nói: “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photocopy được chứ bởi vì tôi đang rất gấp!”. Số lượng người chấp thuận tăng tới 94% khi nghe thêm một lời giải thích.
Trường hợp 3, “Xin lỗi, tôi có 5 trang giấy. Tôi có thể dùng máy photocopy được chứ bởi vì tôi cần photo?”. Tỷ lệ đồng ý là 93%, với lời giải thích khá dư thừa và hài hước kia. Não bộ con người thích những câu trả lời và những lời giải thích, đó là vì sự hiếu kỳ trước những lời thách đố và những màn cân não.
Những cuộc đối thoại tỏ ra gắn kết nhất không chỉ truyền đạt thông tin mà còn đưa ra giải thích về giải pháp. Do đó, những sản phẩm hiệu quả nhất không chỉ giải quyết vấn đề mà còn giải thích một cách hợp lý nhất về giải pháp mang tới.
2. Nghịch lý của lựa chọn
Khách hàng yêu thích có nhiều sự lựa chọn, nhưng các nhà tiếp thị thì thích điều ngược lại. Nghiên cứu cho thấy chỉ 3% khách hàng quyết định mua hàng ngay khi nhìn thấy có đến 24 nhãn hiệu mứt giới thiệu trước mặt họ, trong khi có 30% người mua ngay khi chỉ có sáu sản phẩm trước mặt.
Tương tự, khách hàng sẽ ngập ngừng khi có đến 50 gói quỹ đầu tư được giới thiệu, thay vì chỉ có năm giải pháp tài chính. Quá nhiều lựa chọn khiến thần kinh của người mua hàng bị “tê liệt” và từ chối mua hàng.
Để tránh xảy ra hiện tượng ấy, trong lúc bán hàng, nên trình bày tối đa ba lựa chọn giải pháp vì tỷ lệ hoán đổi người xem hàng thành mua hàng gia tăng khi số lượng chọn lựa giảm xuống.
3. Nỗi sợ bị mất mát
Nỗ lực tiết kiệm 1 triệu đồng lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực kiếm thêm 1 triệu đồng! Đó là vì phản ứng của cảm xúc đối với sự mất mát mạnh gấp hai lần niềm vui sướng khi nhận được thêm, đó là nghiên cứu từ Stern School of Business thuộc Đại học New York, năm 2012.
Đưa vào thí nghiệm thực tế, một nhóm giáo viên được đưa trước 4.000 USD với điều kiện họ sẽ phải trả lại tiền nếu học sinh của mình không cải thiện thành tích học tập.
Một nhóm khác được hứa hẹn sẽ nhận thêm 8.000 USD nếu học sinh của họ nâng cao thành tích. Kết quả, thành tích học tập của học sinh đạt được cao hơn từ nhóm giáo viên nhận trước 4.000 USD.
Do đó, một nhà tiếp thị tinh ý sẽ nhấn mạnh những gì khách hàng sẽ bị mất đi nếu không mua sản phẩm chứ không xoáy vào những gì họ được nhận thêm.
4. Màu sắc, mùi vị và âm thanh
Những siêu thị thường có khuynh hướng đặt hoa và bánh ngọt tại các vị trí gần ngõ vào hoặc lối ra thanh toán, với mùi hương và màu sắc bắt mắt. Chính hai yếu tốấy thúc đẩy giác quan hoạt động, tạo cảm giác dễ chịu ở người mua sắm, kích thích họ mua hàng.
Màu sắc cũng tạo nên những phản ứng cảm xúc và tâm lý rất khác nhau. Người phục vụ mặc trang phục đỏ thường nhận được nhiều tiền bo hơn. Bệnh viện sử dụng màu trắng để tạo cảm giác trấn an. Nhà hàng dùng màu vàng để kích thích dịch vị, tạo cảm giác đói bụng.
Âm nhạc nhịp chậm khiến người mua sắm di chuyển chậm hơn và mua hàng nhiều hơn. Nhạc cổ điển giúp gia tăng doanh số tại các nhà hàng và cửa hàng rượu vang. Nhạc vui giúp người chờ điện thoại trên đường dây tổng đài kiên nhẫn hơn…
5. Nguyên tắc khan hiếm
Những mẫu quảng cáo như “thời gian có hạn” sẽ đẩy tâm lý mua hàng của các bà nội trợ lên đỉnh điểm. Các hãng hàng không với “chỉ còn ba ghế” sẽ hối thúc bạn đặt chỗ ngay.
Khi lựa chọn trở nên quá khan hiếm, những gì còn lại sẽ trở thành hấp dẫn. Những nhà tâm lý học gọi đó là hiện tượng “co rút thế giới tạm thời” khiến quyết định và nhận thức của chúng ta tức thời thay đổi.
6. Hiệu ứng đồng vị
Một nghiên cứu từ Đại học Stanford tại cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp Williams-Sonoma cho thấy một máy nướng bánh mì với giá 275 USD dường như thu hút rất ít sự quan tâm của khách hàng.
Nhưng sau đó, họ đặt cạnh đó một máy nướng bánh mì tương tự, có kích thước lớn hơn đôi chút với bảng giá 429 USD, ngay lập tức chiếc máy trị giá 275 USD trở thành “món hời” trong mắt người mua hàng và doanh số gia tăng gấp đôi!
Một người bán hàng thông minh sẽ giới thiệu một sản phẩm có giá cao nhất trước khi đưa ra những sản phẩm giá thấp hơn để lôi kéo người mua. Mức giá cao chót vót ban đầu sẽ trở thành tiêu chuẩn so sánh và khiến mọi thứ khác trở nên hợp lý và phải chăng.
Nguồn: Sưu tầm

Thử nghiệm quái dị: Điều gì xảy ra nếu Photocopy một tấm gương

Một cuộc thí nghiệm thú vị vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ  khi một chiếc gương được đưa vào máy photocopy hoặc máy quét.
Trong một cuộc thí nghiệm nhỏ vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ, khi một chiếc gương được đưa vào máy photocopy hoặc máy quét, kết quả cho ra là hình ảnh một mặt kính gần như đen kịt. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Những mảnh gương sáng mà chúng ta mong muốn thấy được đã biến đi đâu?

Để trả lời được vấn đề này, đầu tiên bạn phải hiểu quy trình photocopy/scan diễn ra như thế nào.

máy photocopy


Mặc dù có rất nhiều công đoạn phức tạp khác nhau, nhưng các bước đơn giản từ khi bạn đặt giấy in lên tấm gương và ấn nút “scan” bao gồm:
- Một tia sáng lóe lên chạy dọc quanh vật cần scan từ đầu đến cuối.

máy photocopy có chức năng scan


- Hình ảnh của vật thể đó được phản chiếu lên một tấm gương có góc cạnh và cũng di chuyển cùng tốc độ như vật thể.
- Hình ảnh phản chiếu đầu tiên của vật thể sẽ được thu lại bởi tổ hợp nhiều tấm gương ở cuối máy scan.

nguyên lý photocopy


- Hình ảnh này tiếp tục được thu lại bởi một thiết bị có tên CCD để mã hóa và sau đó có thể được chuyển ra ổ cứng máy tính.
Bên cạnh đó, về bản chất thì các tia sáng của máy scan chiếu vào vật thể với một góc 45 độ khiến bạn trông thấy chúng như những vết xước thay vì ánh sáng trắng. 

hình ảnh photocopy


Vậy nếu bạn thay một vật thể nào đó bằng một tấm gương, mọi chuyện sẽ diễn ra thế nào?
Các công đoạn vẫn được tiến hành bình thường trừ việc máy scan quét tâm gương thì nó chỉ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của vùng dưới tấm gương đó dội lại. Mà vùng dưới của máy scan qua hình gương vốn là một vùng tối nên khi kết quả scan cho ra một hình ảnh tối hoàn toàn là điều dễ hiểu.

nguyên lý scan ảnh

Máy scan sẽ phân tích kết quả vốn được nó nhận diện là hình ảnh phản chiếu của tấm gương, chứ không phải là bản thân tấm gương đó. 

hình ảnh sau khi scan tấm gương


Vì vậy nếu bạn scan một vật thể có bề mặt bóng loáng như tấm gương, ánh sáng sẽ bị dội ngược lại và không cho thấy hình ảnh của nó. 
Trong trường hợp của tấm gương, ánh sáng quét vật thể và hình ảnh phản chiếu lại hoàn toàn không ăn khớp với nhau, đó là lí do vì sao hình ảnh cho ra hoàn toàn là một màu tối.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký máy Photocopy màu

Như các bạn đã biết, máy Photocopy màu là loại máy được liệt vào danh sách hạn chế sản xuất và nhập khẩu của Bộ Công thương Việt Nam. Vì vậy, muốn mua và sử dụng máy photocopy màu, doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu phải làm thủ tục đăng ký giấy phép với Sở Thông tin và Truyền thông. Sau đây, Công ty Phú Sơnsẽ hướng dẫn các bạn các bước làm thủ tục đăng ký giấy phép như sau.

1.Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và thực hiện chuyển đổi sang văn bản điện tử (dạng pdf)
Bước 2: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông vào mục Cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu, kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đính kèm các văn bản của hồ sơ khi hoàn tất việc kê khai và đính kèm các văn bản, ấn nút Gửi hồ sơ. Việc gửi hồ sơ thành công sẽ được thông báo ngay trên trang thông tin điện tử, đồng thời hệ thống sẽ tự động gửi Mã số truy cập tình trạng hồ sơ về địa chỉ thư điện tử của tổ chức;
Bước 3: Bộ phận Một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ trong hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và đạt yêu cầu: Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu. Bộ phận Một cửa Sở Thông tin và Truyền thông gửi Thông báo đồng ý cấp Giấy chứng nhận đăng ký máy photocoppy màu trên địa chỉ thư điện tử. Đại diện tổ chức đến nộp hồ sơ (bản giấy) và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận Một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông theo phiếu hẹn;
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đạt yêu cầu: Bộ phận Một cửa sẽ gửi thông báo (trên địa chỉ mail đã đăng ký) từ chối chấp nhận hồ sơ trên địa chỉ thư điện tử đồng thời hướng dẫn cho tổ chức hoàn thiện hồ sơ. Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tổ chức thực hiện việc gửi lại như ở trên.

máy photocopy màu
2.Hồ sơ gồm có
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu (mẫu BCXB 09);
- Bản sao có công chứng một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Quyết định thành lập đơn vị;
- Quy chế sử dụng máy photocopy màu;
- Bản sao có công chứng giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu do Cục Xuất bản cấp.
Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)
3Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, cụ thể:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và đạt yêu cầu: Sở Thông tin và Truyền thông sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký máy photocoppy màu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đạt yêu cầu: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ ra thông báo đề nghị sửa đổi, bổ sung. Hồ sơ xem như được trả lại. Tổ chức hoàn thiện lại hồ sơ và thực hiện thủ tục lại từ đầu.