Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Đánh giá máy in laser màu tiết kiệm mực RICOH SP 250SF

Từ trước đến nay, không ai có thể phủ nhận rằng máy in laser  cho chất lượng đẹp hơn hẳn so với máy in phun, dù là bản in màu hay bản đen trắng. Tuy nhiên rào cản lớn nhất của máy in laser là giá thành máy cũng như linh kiện đắt hơn máy in phun. Tuy nhiên đó đã là chuyện của quá khứ, vì thật may mắn khi bây giờ giá máy in laser màu văn phòng đã rẻ hơn xưa rất nhiều. Vì thế với một doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu in mầu tương đối nhiều, máy in laser màu vẫn là lựa chọn số 1 trong tầm giá.
Tham gia thị trường máy in laser màu, ngoài những kinh nghiệm và thế mạnh từ mảng máy photocopy được ứng dụng, hãng Ricoh (Nhật Bản) còn tạo ra sự khác biệt khi phát triển những chiếc máy in không những cho chất lượng in ấn cao mà còn biết tiết kiệm cho người dùng.
Một trong số đó là dòng máy in SP C250 (gồm máy đơn năng SP C250DN và máy đa năng SP C250SF) đã được Ricoh thiết kế cho nhu cầu in laser màu chất lượng cao, giá thành hợp lý dành cho các văn phòng nhỏ và các nhóm làm việc.
Nhẹ nỗi lo hao tốn mực in
SP C250 là dòng máy in laser màu nên khả năng lãng phí mực in có thể tăng gấp 4 lần máy in đen trắng. Ricoh cho phép bạn tùy theo nhu cầu thực tế mà tách ra để chỉ in đen trắng hay chỉ in màu. Ngay cả trong chế độ in màu, máy in cũng cho phép chọn màu nào để in. Hiệu quả kinh tế dữ lắm, vì văn bản đen trắng mà chọn in màu sẽ buộc máy in phải chồng các màu lên nhau vừa hao mực, vừa không sắc nét như in đơn sắc.
Đặc biệt, khi không cần phải in với chất lượng cao (như in nháp), bạn có thể chọn chế độ in Economy Color Mode tuy có màu sắc nhạt hơn nhưng tiết kiệm được mực in khá bộn

che-do-tiet-kiem-muc
Chế độ in màu bình thường và tiết kiệm Economy Color Mode
Máy in có CPU và bộ nhớ Ram "khủng"
Bạn có nghĩ rằng một chiếc máy in mà cũng được trang bị CPU không? Để gia tăng sức mạnh trong các tác vụ in ấn, dòng SP C250 được trang bị một bộ vi xử lý tốc độ 350MHz. Đặc biệt ấn tượng là bộ nhớ RAM của máy in này lên tới 128MB, giúp máy xử lý tín hiệu in nhanh, nhất là trong các tác vụ in nặng (bản in nhiều hình ảnh và in nhiều trang trong một lệnh in).
Nhiều đường kết nối
Đây là chiếc máy in có khả năng kết nối rộng. Nó hỗ trợ in qua mạng LAN và Wi-Fi 802.11b/g/n. Nhờ vậy, sau khi cài đặt thêm ứng dụng di động Ricoh Smart Device Print&Scan, máy in có thể in trực tiếp từ các smartphone và tablet qua mạng Wi-Fi. Ngoài cổng USB thông thường để nối với máy tính, máy in còn có cổng USB dành để kết nối với các máy ảnh số qua giao thức PictBridge để có thể in trực tiếp không cần tới máy tính.
In chất lượng cao mà vẫn nhanh
Máy in với độ phân giải cao tới 2400 x 600 dpi (chế độ in nhanh với 600 x 600 dpi và chế độ in chuẩn 1200 x 600 dpi). Tốc độ in nhanh tới 21 trang/phút (màu hay đen trắng). Máy in laser màu cần phải làm ấm trước mỗi lần được đưa vào hoạt động, và máy in SP C250DN chỉ cần chưa tới 30 giây là đã sẵn sàng làm việc. Chỉ cần mất chưa tới 14 giây để in bản đầu tiên.
Tiện dụng người dùng, thân thiện môi trường
Máy in SP C250DN được thiết kế thân thiện với môi trường và chiếm rất ít mặt bằng làm việc. Khâu thiết kế cũng được chú ý để tạo thuận tiện tối ưu cho người dùng. Chẳng hạn như việc mở nắp máy để thay các hộp mực. Chỉ cần bật chốt gài để mở nắp và bạn có thể dễ dàng tháo hay gắn từng hộp mực bằng cách nắm cổ từng em má nhấc thẳng lên. Chưa bao giờ dễ hơn.
Phần mềm điều khiển in của SP C250DN cực kỳ chu đáo. Nó cho phép bạn chọn in đen trắng hay in màu tùy văn bản. Phần mềm này còn cho phép bạn chọn để in theo chế độ chữ, đồ họa trình diễn, hình ảnh.
Sức chứa cửa ngăn đựng giấy bên trong máy tới 250 tờ (gồm khay chuẩn 250 tờ và khay Bypass 1 tờ). Điều độc đáo là Ricoh có thiết kế riêng cho phép bạn gắn thêm vào bên trong thân máy in một khay giấy 500 tờ Paper Feed Unit giúp nâng tổng số giấy in lên tới 751 tờ mà không choán thêm mặt bằng.
Trong các thử nghiệm của chúng tôi, màu sắc in bằng máy in SP C250DN tươi tắn và thật. Ngay cả trong chế độ in tiết kiệm mực, hình ảnh cũng có chất lượng chấp nhận được, chỉ khác biệt là tông màu nhạt hơn mà thôi. Tốc độ in khá nhanh. Trên website của Ricoh có nhiều bộ driver máy in. Chúng tôi nhận thấy dùng PCL 6 Driver sẽ giúp Windows nhận diện đúng máy in và in chuẩn.
Trong in ấn văn phòng, việc giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) là rất quan trọng. Nó bao gồm chi phí đầu tư phần cứng và chi phí của từng trang in. Máy in SP C250DN được Ricoh thiết kế để đáp ứng được cả hai yêu cầu đó. Nó tiết kiệm được cả mực in lẫn giấy in (nhờ chế độ in 2 mặt duplex) cũng như mức tiêu thụ điện năng thấp.

Nguồn: Báo mới

Xem thêm: 
Đánh giá nhanh máy in phun màu mới ra mắt MFC-T800W của Brother

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Một mảng Kinh doanh của Toshiba sắp bị đối thủ Canon thâu tóm

Đầu tháng 03/2016, thời báo Nikkei của Nhật Bản đưa tin, nhà sản xuất thiết bị điện tử Canon tuyên bố muốn thâu tóm mảng thiết bị y tế Toshiba Medical Systems của Tập đoàn Toshiba với mức giá đề xuất là 700 tỷ Yên (khoảng 6.2 tỷ USD).

Tập đoàn điện tử Nhật Bản Toshiba đã chấp nhận đàm phán với Canon về việc khai thác độc quyền trên mảng thiết bị y tế của họ với khoản chi phí lên tới 6,2 tỷ USD. Toshiba Medical Systems là một công ty con của Toshiba chuyên sản xuất các thiết bị máy ảnh, 
máy photocopy và thiết bị y tế như máy soi chiếu hay máy chụp Xquang.

Trong năm 2015, Toshiba phải đối mặt với vụ bê bối gian lận kế toán lớn nhất trong lịch sử của tập đoàn, khiến Toshiba chịu tổn thất 1.3 tỷ USD và mất đi uy tín của một tập đoàn lớn. Toshiba đã quyết định sẽ tiến hành tái cơ cấu và củng cố số vốn của công ty. Vì vậy, ban lãnh đạo đã quyết định sẽ bán lại mảng thiết bị y tế Toshiba Medical Systems. Mảng kinh doanh này sẽ được đấu thầu.

chu-tich-toshiba
Cựu chủ tịch Toshiba Hisao Tanaka cùng logo của hãng
Được biết, Toshiba Medical Systems là nhà sản xuất các loại máy chụp CT và máy chụp cộng hưởng từ lớn thứ hai thế giới. Đồng thời, nó cũng có doanh thu 405,6 tỷ Yên - tương đương 3,56 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua.
Vậy nên, công ty này nhận được khá nhiều sự quan tâm khi Toshiba ngỏ ý muốn bán lại. Trong vòng đấu thầu thứ hai, cả Fujifilm Holdings Corp, Cannon và Konica Minolta Inc đều muốn sở hữu đơn vị này.

Kết quả của đợt đấu thầu vòng 2 sẽ được Hội đồng quản trị Toshiba công bố vào thứ Tư ngày 09/03/2016. Toshiba Medical Systems vốn được định giá chỉ khoảng 3.4 tỷ USD, nên có thể thấy, mức giá đề nghị 6.2 tỷ USD của Canon là vô cùng hấp dẫn. Trước đó, Toshiba cũng đã bán lại mảng sản xuất cảm biến máy ảnh cho Sony với giá 155 triệu USD.

"Việc mua lại Toshiba Medical sẽ cho phép Canon tạo ra một “trụ cột” kinh doanh mới, ngoài lĩnh vực kinh doanh máy ảnh đang ở thời kỳ đỉnh cao và việc sản xuất các thiết bị văn phòng như máy photocopy, vốn được biết đến cũng là một thế mạnh của Toshiba" Kazuyoshi Saito, chuyên gia phân tích cao cấp tại Công ty Chứng khoán IwaiCosmo nhận định.

Nguồn: Báo mới

Xem thêm: 
Dell hoàn tất vụ thâu tóm EMC trong thương vụ khủng trị giá 67 tỷ USD